[Góc giải đáp] Foam chống cháy là gì? Nệm Foam chống cháy có tốt không?

foam chống cháy

Hỏa hoạn là điều không ai mong muốn vì nó luôn để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì thế mà ngày nay mọi người rất ưu tiên việc sử dụng đồ dùng được làm từ vật liệu chống cháy, điển hình như foam. Vậy foam chống cháy là gì? Nệm làm từ foam chống cháy có an toàn không? Hãy cùng khám phá thật chi tiết trong bài viết này!

1. Foam chống cháy là gì?

Foam chống cháy còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là Foam PU. Đây là một loại vật liệu đã được xử lý để có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình bắt lửa. Nó phổ biến có trong thành phần cấu tạo của nhiều đồ dùng nội thất, đặc biệt là nệm.

Foam PU được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại vì có khả năng tự dập tắt nguồn lửa và giảm nguy cơ xảy ra hỏa hoạn đến mức thấp nhất. Một số loại khác tuy không loại bỏ lửa hoàn toàn nhưng có thể khiến cho quá trình cháy diễn ra chậm hơn. Điều này rất có lợi cho công tác chữa cháy của lực lượng cứu hộ. 

foam chống cháy là gì
Foam chống cháy ngăn chặn quá trình lây lan của ngọn lửa

2. Cấu tạo foam chữa cháy

Cấu tạo của foam chữa cháy gồm những gì là điều khiến nhiều người thắc mắc. Trong thực tế, loại chất liệu này được tạo thành từ những thành phần chính bao gồm chất bọt cô đặc (AFFF 1%, 3% hoặc 6%). Chi tiết hơn, AFFF được tạo nên từ những thành phần khác như:

  • Chất tạo bọt tổng hợp (Hydrocarbon Surfactants)
  • Dung môi với 3 công dụng gồm làm phẳng, làm giảm điểm đóng băng và hỗ trợ tăng tạo bọt
  • Hoạt chất Fluoro giúp tăng khả năng chống cháy vì có thể ổn định bọt
  • Một lượng ít muối

3. Nguyên lý hoạt động của foam chữa cháy

Những kho hóa chất, trạm xăng dầu, kho chứa gas,… đều được trang bị bình chữa cháy dạng bọt foam. Loại bình chữa cháy này có thể làm giảm thành phần gây cháy rất hiệu quả. Đồng thời, nó cách ly hơi chất lỏng để nhanh chóng dập lửa và không để đám cháy lan rộng hơn. Nhờ vậy mà những thiết bị hay đồ dùng vẫn được bảo vệ. Chưa hết, foam chống cháy còn tiết kiệm nước và giảm ô nhiễm môi trường khi có hỏa hoạn.

Sau đây sẽ là giải thích dễ hiểu nhất về nguyên lý hoạt động của foam chữa cháy:

  • Đầu tiên, lớp bọt foam được phun ra sẽ phủ lên bề mặt nhiên liệu cháy. Nhờ vậy mà nó cách ly không để hơi chất lỏng gây cháy thoát ra. Điều này vừa giúp ngăn cản đám cháy lan rộng, vừa tạo thời gian cho lực lượng cứu hộ.
  • Tiếp đến, bọt foam nhanh chóng làm lạnh bề mặt cháy mà nó bao phủ nhờ khả năng hấp thụ nhiệt. Lúc này, nhiệt độ bên trong khu vực cháy được giảm xuống nên an toàn hơn cho đội cứu hỏa.
  • Sau khi bị phá hủy, bọt foam sẽ trở thành hơi nước. Chính hiện tượng này sẽ làm giảm bớt nồng độ các chất dễ bén lửa, đồng thời giúp nhiệt độ vùng cháy giảm xuống.
cấu tạo foam chống cháy
Foam chống cháy cách ly sự bay hơi của chất lỏng gây cháy

4. Phân loại các foam chữa cháy

Nếu phân loại foam chống cháy theo thành phần cấu tạo, độ giãn nở và khả năng chữa cháy, chúng ta có bảng sau:

Phân loạiLoại 1Loại 2
Thành phần cấu tạoBọt foam gốc tự nhiên gồm P, FP, FFFP, AR-FP, AR-FFFPBọt foam gốc tổng hợp gồm FFF, AFFF, AR-AFFF
Độ giãn nởLoại bọt chữa cháy foam AFFF giãn nở từ 1 – 20 lần có độ nhớt thấp, khả năng bao phủ đám cháy lớn một cách nhanh chóngLoại bọt chữa cháy giãn nở từ 21 – 200 lần
Khả năng chữa cháyFoam chống cháy loại A được tạo ra từ năm 1980 nhằm phục vụ cho trường hợp cháy rừng. Foam này có những đặc điểm là giảm sức căng bề mặt nước, làm ướt và bão hòa các thành phần trong foam. Mang lại hiệu quả chống cháy cao và ngăn ngừa hỏa hoạn lan rộng.Foam chống cháy loại B được tạo ra với mục đích ngăn chặn những đám cháy do chất lỏng. Foam chống cháy loại B gồm:Foam tổng hợp AFFF và AR-AFFF có khả năng giãn nở tốt, bao phủ bề mặt trên diện rộng nhanh.Foam protein FP Fluoroprotein và FFFFP tạo màng, AR-F kháng cồn, AR-FFFP tạo màng kháng cồn. Loại này giúp tạo bọt và phân hủy sinh học. Khả năng bao phủ chậm hơn nhưng cách nhiệt tốt và bền hơn.

>>> Xem thêm: Nệm cao su non và nệm foam loại nào tốt hơn? So sánh chi tiết nhất

5. Đặc tính foam chống cháy

5.1. Chống nóng

Foam chống cháy từ lâu đã trở thành “bạn thân” của các kỹ sư xây dựng. Đây chính là vật liệu giúp họ đảm bảo tính cách nhiệt của công trình. Foam PU sẽ đặc biệt được sử dụng để làm trần nhà hay tấm cách nhiệt.

Khả năng chống nóng của loại chất liệu này được sinh ra nhờ sự phản ứng của các thành phần cấu tạo. Trải qua quá trình sản xuất dưới áp suất lớn, các hợp chất tạo thành CO2. Từ đó hàng tỷ bọt khí cấu trúc ô kín được sinh ra khiến PU có hình dạng bột xốp cứng.

5.2. Chống cháy

Foam chống cháy có thể dễ dàng ngăn chặn lửa là nhờ vào thành phần cấu tạo của nó. Có một số chất trong foam khi gặp nhiệt độ trên 800 thì sẽ tự động tạo ra khí CO2. Tổng cộng thời gian dập lửa nhờ quá trình này chỉ mất khoảng 0,7 giây, nhanh hơn mức độ lây lan của ngọn lửa. Các chuyên gia đánh giá foam PU đáp ứng được 2 yếu tố quan trọng là không bắt lửa và không lan truyền lửa. Nhờ vậy mà nó đặc biệt an toàn cho mọi người khi sử dụng.

5.3. Chống thấm

Cấu trúc bọt khí của foam chống cháy có dạng ô kín. Do đó mà nó còn có khả năng chống nước hiệu quả hơn các chất liệu khác. Trừ axit ra thì có thể nói foam PU không bị bất cứ loại chất lỏng nào làm ướt. Chưa hết, vật liệu này còn có thể cách ly hơi nước nên tăng khả năng chống thấm và mang lại sự khô thoáng dài lâu.

đặc tính foam chống cháy
Foam chống cháy cũng cản nhiệt và chống thấm hiệu quả

4. Foam chống cháy có dùng để làm nệm không?

Foam chống cháy đã được sử dụng để sản xuất nệm từ nhiều năm trước. Không chỉ có đặc tính chống cháy, chống thấm và chống nóng, vật liệu này còn sở hữu khả năng đàn hồi cao. Nó ôm sát cơ thể bạn khi nằm ngủ và nhờ vậy mà nâng đỡ các điểm tốt hơn. 

Không chỉ có vậy, nệm làm từ foam chống cháy còn siêu nhẹ. Điều này trước hết sẽ giúp cho quá trình vận chuyển hay vệ sinh nệm trở nên dễ dàng hơn. Và vì nó không quá cồng kềnh và phức tạp từ hình thức nên nhà sản xuất cũng thuận tiện hơn khi muốn áp dụng kỹ thuật công nghệ.

foam chống cháy dùng làm nệm không
Người ta tận dụng đặc tính chống cháy của foam vào sản xuất nệm

5. Nệm foam chống cháy giá bao nhiêu?

Những chiếc nệm foam chống cháy có mức giá khá cạnh tranh. Tùy vào từng thương hiệu cũng như công nghệ được áp dụng mà sản phẩm sẽ sở hữu giá thành khác nhau. 

Nhìn chung, nệm foam chống cháy phù hợp với đại đa số các khách hàng với mức thu nhập trung bình. Điển hình như bạn vẫn có thể mua được một sản phẩm từ thương hiệu uy tín với chi phí chỉ hơn 1 triệu. Hoặc bạn cũng có thể sở hữu ngay một chiếc nệm cao su thiên nhiên foam PU của Gummi với mức giá khoảng gần 4 triệu mà thôi.

>>> Mời bạn đọc:

Bài viết chắc chắn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc foam chống cháy là gì. Đồng thời, các thông tin cũng đã làm rõ vật liệu này rất phổ biến trong quá trình sản xuất nệm. Nệm foam chống cháy không chỉ an toàn mà còn hỗ trợ nâng đỡ cực kỳ tốt.

Rate this post