Nệm memory foam được biết đến là dòng sản phẩm êm ái, được nhiều người tin chọn để nâng cao chất lượng giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe, cột sống khi sử dụng. Tuy nhiên, tùy theo sở thích và nhu cầu cá nhân mà có thể bạn sẽ mong muốn nệm cứng hơn một chút để có cảm giác dễ chịu hơn khi ngủ. Ngoài ra, làm cứng nệm memory foam là thao tác quan trọng để luôn giữ được độ đàn hồi của nệm trong suốt quá trình sử dụng, từ đó giúp tối ưu chất lượng giấc ngủ mỗi ngày.
Nội dung chính
- 1. Tại sao cần làm cứng nệm memory foam?
- 2. Các cách làm cứng nệm memory foam hiệu quả nhất
- 2.1. Sử dụng nệm tăng cứng
- 2.2. Thay đổi lớp vỏ nệm
- 2.3. Đảo nệm thường xuyên
- 2.4. Thay thế các lớp nệm cũ
- 2.5. Điều chỉnh nhiệt độ phòng
- 2.6. Đặt nệm trực tiếp trên sàn nhà
- 2.7. Đặt tấm ván ép (plywood) dưới nệm
- 2.8. Phơi nệm dưới ánh nắng mặt trời
- 2.9. Nén nệm bằng vật nặng
- 2.10. Sử dụng tấm bảo vệ nệm chống thấm
- 3. Lưu ý khi làm cứng nệm memory foam
1. Tại sao cần làm cứng nệm memory foam?
Memory foam được biết đến là loại nệm cao cấp với độ đàn hồi vô cùng tốt, từ đó mang lại giấc ngủ thoải mái cho người dùng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những trường hợp người dùng mong muốn làm cứng nệm memory foam theo nhu cầu và sở thích cá nhân, chẳng hạn như:
- Bảo vệ cột sống: Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải các vấn đề về cột sống hoặc xương khớp, các bác sĩ thường sẽ khuyên dùng các loại nệm cứng hơn để giảm đau và tạo độ ổn định khi nằm từ đó bảo vệ cột sống tốt hơn. Mặc dù memory foam đã được thiết kế để đáp ứng và tương thích với hình dáng cơ thể, nhưng khi làm cứng nệm sẽ giúp cơ thể được nâng đỡ tốt hơn, từ đó có lợi hơn cho quá trình tái tạo và phục hồi của cơ thể.
- Sở thích cá nhân: Nếu bạn là người thích nằm trên mặt nệm cứng để có cảm giác ổn định, an toàn hơn thì việc việc làm cứng nệm sẽ cho phép bạn tùy chỉnh độ cứng của nệm theo sở thích cá nhân từ đó giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.
- Tuổi thọ nệm: Làm cứng nệm memory foam có thể giúp tăng tuổi thọ của nệm. Khi mặt nệm quá mềm có thể hình thành các vệt lún khi sử dụng, từ đó dần mất đi tính đàn hồi ban đầu. Khi làm cứng nệm, bạn có thể giảm độ lún này và giúp duy trì chất lượng nệm lâu hơn.

2. Các cách làm cứng nệm memory foam hiệu quả nhất
Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn nệm memory foam hay nệm cao su, hãy thử tham khảo các so sánh theo từng yếu tố dưới đây nhé.
2.1. Sử dụng nệm tăng cứng
Một trong những cách đơn giản nhất để làm cứng nệm memory foam là sử dụng một lớp nệm tăng cứng hay còn được biết đến với tên gọi nệm topper. Bạn có thể đặt nệm tăng cứng trực tiếp lên trên nệm memory foam để tăng độ cứng của bề mặt nằm.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nệm tăng cứng khác nhau như topper bằng cao su tổng hợp, nệm cứng đàn hồi và nệm cứng được cấu tạo từ hạt xoan. Tùy theo độ cứng mong muốn, bạn có thể lựa chọn loại nệm topper phù hợp để làm cứng nệm memory foam.

2.2. Thay đổi lớp vỏ nệm
Lựa chọn một lớp vỏ nệm tốt, có kích thước vừa vặn sẽ có tác dụng làm cứng nệm memory foam. Lớp vỏ nệm này sẽ có nhiệm vụ giữ cho nệm luôn được bảo vệ, tránh chảy xệ hay thay đổi quá nhiều trong quá trình sử dụng.
2.3. Đảo nệm thường xuyên
Một cách đơn giản nhưng hiệu quả để làm cứng nệm là đảo nệm thường xuyên. Khi sử dụng nệm memory foam, vùng nằm trọng tâm của cơ thể có thể tạo ra một lún sâu trong nệm. Bằng cách thường xuyên thay đổi mặt nệm sử dụng, bạn có thể làm phẳng và làm cứng các vùng lún, từ đó tạo ra bề mặt nằm đồng đều hơn và làm cứng nệm hiệu quả hơn.
2.4. Thay thế các lớp nệm cũ
Nếu nệm của bạn là loại được cấu tạo từ nhiều lớp và đã được sử dụng trong một thời gian dài và trở nên quá mềm, thay thế các lớp nệm quá cũ sẽ là một cách hiệu quả để làm cứng nệm và cải thiện độ đàn hồi. Hãy loại bỏ các lớp nệm cũ và thay bằng các lớp nệm mới có độ cứng cao hơn để cải thiện cảm giác nằm trên nệm.

2.5. Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến độ cứng hay mềm của nệm memory foam là nhiệt độ phòng ngủ. Nhiệt độ cao sẽ làm cho nệm trở nên mềm hơn, trong khi nhiệt độ thấp sẽ khiến nệm cứng hơn. Để làm cứng nệm, bạn có thể hạ thấp nhiệt độ phòng để tạo ra môi trường mát hơn, giúp nệm giữ được độ cứng tốt hơn, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Ngoài ra, trong trường hợp không khí trong phòng quá ẩm thấp, nệm có thể sẽ bị mềm hoặc dễ bị lún, từ đó mất đi độ đàn hồi. Nếu nguyên nhân nệm quá mềm, quá lún hay thiếu độ đàn hồi là do độ ẩm, bạn có thể đặt nệm ở những nơi thoáng mát, khô ráo để giúp nệm thoáng khí hơn, loại bỏ độ ẩm. Sau khi hoàn thành, nệm sẽ có độ cứng tự nhiên và loại bỏ các nguy cơ về vi khuẩn, mốc do ẩm.
2.6. Đặt nệm trực tiếp trên sàn nhà
Đặt nệm memory foam trực tiếp trên sàn nhà là một cách đơn giản và hiệu quả để làm tăng độ cứng cho nệm. Sàn nhà, với bề mặt phẳng và chắc chắn, giúp hạn chế hiện tượng nệm bị lún sâu khi sử dụng, mang đến cảm giác nằm chắc chắn hơn.
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, bạn cần lưu ý vệ sinh khu vực sàn nhà thường xuyên và có thể sử dụng một tấm trải mỏng bên dưới để tránh tình trạng ẩm mốc hoặc bụi bẩn ảnh hưởng đến chất lượng nệm.

2.7. Đặt tấm ván ép (plywood) dưới nệm
Một giải pháp khác để làm cứng nệm là đặt một tấm ván ép (plywood) bên dưới. Tấm ván này sẽ tạo nên một bề mặt phẳng và kiên cố, giúp hạn chế sự lún và duy trì độ ổn định cho nệm trong suốt quá trình sử dụng. Khi lựa chọn tấm ván ép, nên chọn loại có độ dày vừa phải và có khả năng chịu lực tốt, đồng thời đảm bảo sự thông thoáng nhằm tránh tích tụ độ ẩm gây nấm mốc.
2.8. Phơi nệm dưới ánh nắng mặt trời
Phơi nệm dưới ánh nắng mặt trời không chỉ giúp loại bỏ hơi ẩm, vi khuẩn mà còn góp phần cải thiện độ cứng của nệm memory foam. Dưới tác động của nhiệt độ, phần bọt xốp bên trong nệm sẽ trở nên săn chắc hơn, từ đó mang lại cảm giác nằm cứng cáp hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên phơi nệm trong thời gian ngắn vào buổi sáng hoặc chiều, tránh ánh nắng gắt giữa trưa để không làm hỏng cấu trúc vật liệu của nệm.

2.9. Nén nệm bằng vật nặng
Một cách khác để làm cứng nệm memory foam là sử dụng các vật nặng để nén nệm trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể đặt sách, vali hoặc các vật nặng khác lên bề mặt nệm để nệm bớt mềm và định hình lại. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng ngắn hạn vì nếu để quá lâu hoặc quá nặng, có thể làm ảnh hưởng đến kết cấu đàn hồi tự nhiên của nệm.
2.10. Sử dụng tấm bảo vệ nệm chống thấm
Tấm bảo vệ nệm chống thấm không chỉ giúp bảo vệ nệm khỏi bụi bẩn, chất lỏng mà còn hỗ trợ tăng thêm độ cứng cho nệm. Một số loại tấm bảo vệ được thiết kế với lớp vật liệu chắc chắn, khi phủ lên nệm sẽ làm giảm bớt độ lún, từ đó mang đến cảm giác bề mặt nệm săn chắc hơn khi nằm. Ngoài ra, sử dụng tấm bảo vệ còn giúp kéo dài tuổi thọ nệm và duy trì sự sạch sẽ trong quá trình sử dụng.

3. Lưu ý khi làm cứng nệm memory foam
Làm cứng nệm memory foam có thể là một quá trình thử và sai, và để đạt được giấc ngủ tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi làm cứng nệm memory foam:
- Thử nghiệm nhiều cách khác nhau: Trên thực tế, bạn có thể tìm thấy rất nhiều phương pháp làm cứng nệm khác nhau. Do đó, bạn có thể thử nhiều cách làm cứng nệm khác nhau để đạt được độ cứng theo mong muốn.
- Lắng nghe cơ thể: Việc làm cứng nệm được thực hiện để giúp bạn có trải nghiệm tốt hơn khi nằm và giúp bảo vệ cột sống cũng như các khớp xương, cơ bắp tốt hơn. Do đó, khi tiến hành làm cứng nệm, bạn nên lắng nghe phản hồi của cơ thể để điều chỉnh độ mềm hoặc cứng kịp thời, tránh gây tình trạng đau lưng, mỏi người sau khi nằm.

- Làm cứng nệm memory foam không có nghĩa là sẽ khiến cho tấm nệm mềm mại của bạn trở nên cứng như đá. Do đó, bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng và điều chỉnh các cách mình đang ứng dụng để tạo ra được độ cứng phù hợp, giúp cơ thể được nâng đỡ tốt nhất khi nằm. Trên thực tế, nếu nệm quá cứng, các điểm tiếp xúc của cơ thể sẽ phải chịu những áp lực ngoài ý muốn khiến các cơ và xương khớp của bạn bị mỏi. Ngược lại, nếu nệm quá mềm, cơ thể có thể sẽ bị lún trong khi nằm và cột sống sẽ bị ảnh hưởng do không được nâng đỡ phù hợp trong quá trình nằm nghỉ ngơi.
- Thay đổi khi cần thiết: Hãy nhớ rằng nhu cầu của bạn có thể thay đổi theo thời gian, xuất phát từ các nhu cầu khác nhau của sức khỏe hoặc sở thích cá nhân. Hãy luôn sẵn sàng thay đổi cách làm cứng nệm nếu cần thiết để đảm bảo rằng bạn có được cảm giác nằm thoải mái nhất từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Trong quá trình làm cứng nệm, bạn có thể điều chỉnh các cách theo nhu cầu của cơ thể, bạn có thể liên tục thử nghiệm các phương pháp cho đến khi chọn được cách làm cứng nệm phù hợp với yêu cầu của bản thân nhất. Hãy nhớ rằng việc làm cứng nệm memory foam là một quá trình thử và điều chỉnh. Do đó, hãy thử nhiều cách khác nhau để có thể cảm nhận được sự thoải mái nhất khi nghỉ ngơi mà vẫn giữ được các tính năng ưu việt ban đầu của nệm.
Có thể bạn quan tâm
Nệm memory foam là gì? Điều cần biết về nệm memory foam
Nên chọn nệm đa tầng hay nệm memory foam để có được giấc ngủ chất lượng nhất?
Nên chọn nệm memory foam hay nệm cao su?
So sánh chi tiết nệm foam và nệm memory foam có gì khác nhau?