Nếu bạn đang tìm kiếm cách làm sạch nệm đúng cách và nhanh chóng, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Comfy sẽ mang đến cho bạn tất tần tật từ A đến Z quy trình cần thiết để vệ sinh và khử mùi nệm hiệu quả.
Nội dung chính
1. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết để vệ sinh nệm
Trước khi bước vào quá trình làm sạch nệm, bạn cần chuẩn bị một vài vật dụng cần thiết như: nước sạch, khăn sạch, bột giặt/nước rửa chén, baking soda, oxy già, máy hút bụi và máy vệ sinh nệm hơi nước cầm tay (có thể có hoặc không).
2. Cách làm sạch nệm ngủ
Bước 1: Tháo ga nệm, vỏ gối và đồ trang trí ra khỏi giường
Trước khi bắt đầu vệ sinh nệm, bạn cần lấy tất cả những thứ ở trên giường ra một khu vực khác. Việc làm này sẽ giúp quá trình giặt nệm diễn ra dễ dàng hơn mà không làm bẩn đến những món đồ khác.
Bước 2: Giặt chăn, ga, vỏ gối
Kiểm tra nhãn mác, ký hiệu giặt là trên chăn ga gối nệm để làm sạch đúng cách và giữ được độ bền cho sản phẩm. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý giặt ga nệm và vỏ gối ít nhất 1 lần/tuần nhằm đảo bảo vệ sinh tốt nhất.
Một mẹo nhỏ giúp giặt sạch ga và vỏ gối là bạn nên sử dụng nước nóng và chọn chế độ sấy. Quá trình này có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và mạt bụi ẩn trong nệm.
Bước 3: Làm sạch bụi trên nệm
Sau một thời gian sử dụng, nệm ngủ sẽ tích tụ một lượng lớn bụi bẩn. Bạn có thể sử dụng máy hút bụi để hút sạch các bụi bẩn, tóc, mảnh vụn, tạp chất… ở mặt trên cùng của nệm ngủ. Thay thế đầu hút bằng loại vòi dẹp và dài để loại bỏ bụi ở các khu vực như khe, rãnh, đường may… của nệm.
Lưu ý: hãy vệ sinh phần đầu hút của máy hút bụi trước khi bắt đầu vệ sinh nệm. Việc đầu máy hút bị bẩn trước đó có thể khiến nệm ngủ của bạn bị bám bẩn nhiều hơn.
Bước 4: Xử lý vết bẩn trên nệm
Trước tiên, bạn cần kiểm tra và phân loại các vết bẩn để có cách xử lý riêng biệt. Bạn có thể tham khảo các cách vệ sinh vết bẩn như sau:
- Vết nước đổ:
Bạn chỉ cần chuẩn bị khăn giấy hoặc khăn vải để thấm nước. Sau đó, nhẹ nhàng đặt khăn lên vị trí có vết nước đổ và chà xát nhẹ nhàng cho đến khi nệm ráo nước.
- Với vết bẩn thông thường:
Pha loãng dung dịch nước rửa chén chiết xuất từ chanh, cam như Sunlight với nước sạch. Cho dung dịch vào bình có vòi xịt để phun lên vết bẩn và chờ trong khoảng 5-10 phút. Sau đó, dùng khăn sạch thấm liên tục lên vết bẩn để hút lượng dung dịch thừa.
Hoặc pha chế dung dịch vệ sinh nệm từ hỗn hợp 1 thìa nước rửa chén và 2 thìa oxy già. Dùng bàn chải đánh răng cũ nhúng vào dung dịch và nhẹ nhàng chà xát lên vết bẩn. Cuối dùng là cùng khăn ẩm để lau các vết bẩn vừa được tẩy. Lưu ý chỉ nên sử dụng một lượng dung dịch vừa đủ cho vết bẩn.
- Với vết máu, vết nước tiêu, mồ hôi, chất nôn:
Đổ một ít nước oxy già hoặc chất tẩy rửa bằng enzyme lên vùng bị bám bẩn. Dùng khăn sạch thấm một ít dung dịch để chấm lên vết bẩn và chờ khoảng 15 phút. Sau đó, lau sạch vùng đã xử lý bằng khăn đã nhúng nước lạnh. Có thể lặp lại thao tác nếu vết bẩn vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn.
Lưu ý: không xịt trực tiếp dung dịch lên nệm và chỉ sử dụng một lượng nhỏ vừa đủ. Ngoài ra, bạn có thể thay thế dung dịch enzyme bằng hỗn hợp bột giặt với nước hoặc hydrogen peroxide với nước.
Bước 5: Khử mùi hôi cho nệm
Baking soda là một nguyên liệu dễ kiếm tại nhà có thể giúp bạn làm sạch và khử mùi cho nệm ngủ. Baking soda sẽ phân hủy các axit và hút hết hơi ẩm hoặc mùi hôi còn sót lại trên bề mặt nệm.
Để loại bỏ mùi hôi nệm, bạn hãy rắc một lớp baking soda lên nệm của bạn và đợi vài tiếng đồng hồ (có thể để qua đêm). Nếu muốn nệm có thêm mùi hương dễ chịu, bạn có thể cho thêm một ít tinh dầu vào baking soda trước khi rắc lên nệm.
Bước 6: Hút bụi nệm một lần nữa
Sau khi khử mùi, hút ẩm bằng baking soda, bạn hãy dùng máy hút bụi để loại bỏ toàn bộ lượng baking soda và bụi bẩn còn sót lại. Chú ý hút thật kỹ các kẽ hở và góc nệm.
Bước 7: Lật nệm và vệ sinh mặt sau của nệm
Sau khi làm sạch mặt trên, bạn cần tiến hành lật nệm lại để vệ sinh mặt nệm còn lại. Theo đó, bạn cần tiếp tục lặp lại các bước từ 3 đến 5 để cả chiếc nệm được làm sạch hoàn toàn.
Bước 8: Phơi nệm
Sau khi làm sạch cả hai mặt của nệm ngủ, bạn nên phơi nệm ở nơi thoáng mát, ngoài trời để tia UV tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn. Bạn có thể mở cửa sổ phòng để đón nắng gió vào hong khô nệm. Các mùi chất tẩy rửa cũng được loại bỏ nhờ bước này.
Lưu ý: Sau khoảng thời gian 3-6 tháng, bạn nên lật nệm lại và sử dụng mặt khác. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng nệm bị chảy xệ, nhăn nheo. Cách làm này còn giúp nâng cao tuổi thọ của nệm.
Bước 9: Bọc lớp bảo vệ nệm
Sau khi nệm ngủ đã khô hoàn toàn, bạn có thể bọc nệm bằng một tấm ga mới. Lớp bảo vệ này có tác dụng hạn chế nước, bụi bẩn và một số tác nhân khác rơi lên bề mặt nệm. Nhờ đó, việc làm sạch nệm sau này cũng trở nên dễ dàng hơn.
3. 5 Lợi ích khi vệ sinh nệm ngủ định kỳ
Việc làm sạch chiếc nệm không chỉ là việc quan trọng mà còn mang lại nhiều lợi ích không ngờ đối với sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của bạn. Dưới đây là 5 lợi ích khi vệ sinh nệm định kỳ mà bạn nên biết:
- Hạn chế vi khuẩn và mùi hôi: làm sạch nệm thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn, vi rút và mầm bệnh, giữ cho chiếc nệm luôn sạch sẽ và thơm mát.
- Ngăn ngừa dị ứng: Vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trên nệm có thể gây kích ứng cho da và dễ gây ra các vấn đề về dị ứng. Bằng cách làm sạch nệm định kỳ, bạn có thể giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề này, đặc biệt là với gia đình có trẻ nhỏ.
- Bảo Vệ Sức Khỏe: Nệm sạch giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về da, hô hấp và tiêu hóa, từ đó bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn.
- Kéo Dài Tuổi Thọ Nệm: Bằng cách loại bỏ bụi bẩn và độ ẩm, việc vệ sinh định kỳ giúp nệm của bạn giữ được hình dạng và cấu trúc ban đầu, từ đó kéo dài tuổi thọ sử dụng.
- Cải Thiện Chất Lượng Giấc Ngủ: Một chiếc nệm sạch sẽ tạo ra một môi trường ngủ tốt hơn, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn và thức dậy cảm thấy sảng khoái hơn vào mỗi sáng.
XEM THÊM:
Với những lợi ích vượt trội này, việc vệ sinh định kỳ cho nệm ngủ không chỉ là việc cần thiết mà còn là cách bạn chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Hãy dành thời gian để chăm sóc và làm sạch chiếc nệm của bạn để tận hưởng giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt nhất!