Độ cứng nệm bao nhiêu mới tốt cho sức khỏe?

độ cứng nệm

Nhiều chuyên gia đầu ngành cho biết muốn ngủ ngon, bạn cần phải chọn được chiếc nệm phù hợp với tư thế ngủ quen thuộc cũng như tình trạng sức khỏe. Trên thị trường hiện nay, mọi người dễ bị hoang mang khi đứng trước nhiều dòng nệm khác nhau về chất liệu, cấu tạo, đặc biệt là độ cứng.

Vậy độ cứng nệm ở mức bao nhiêu mới tốt cho sức khỏe? Dưới đây là những thông tin chắc chắn sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn.

1. Định nghĩa nệm cứng và nệm mềm

Nệm cứng được lựa chọn khi người dùng có yêu cầu cao về độ bằng phẳng. Những chiếc nệm cứng có khả năng nâng đỡ cơ thể và cột sống rất tốt. Nhưng nhiều người sẽ không quá thích nệm cứng vì chúng độ đàn hồi chưa cao. Loại nệm này thường được làm từ những chất liệu ổn định như bông ép cứng hoặc đệm lò xo.

Ngược lại, nệm mềm là loại có độ êm ái hơn. Khi nằm nệm mềm, cơ thể bạn sẽ cảm thấy thật dễ chịu và như được ôm ấp theo từng tư thế. Nệm mềm thường được làm từ chất liệu phổ biến nhất là foam.

Nệm cứng và nệm mềm
Nệm cứng và nệm mềm được làm từ chất liệu khác nhau

2. Đặc điểm nệm cứng và nệm mềm

Trước khi đưa ra bất cứ quyết định mua nệm nào, bạn cũng phải cân nhắc cẩn thận nhiều khía cạnh. Trong đó, hãy đặc biệt chú ý đến cấu tạo, kích thước, đối tượng sử dụng và ưu nhược điểm của nệm.

2.1. Nệm cứng

Nệm cứng được cấu tạo như thế nào? Điều gì khiến nó trở nên cứng cáp như vậy? Đây sẽ là chiếc nệm phù hợp nhất cho ai? Câu trả lời như sau:

  • Cấu tạo nệm cứng thường bao gồm chất liệu có tính định hình cao. Bông ép chính là chất liệu phổ biến nhất được sử dụng để sản xuất nệm có độ cứng cao. Bên cạnh đó, những cuộn kim loại bền bỉ bằng thép không gỉ cũng là yếu tố giúp nệm lò xo được đánh giá là nệm cứng.
  • Kích thước nệm cứng trong trường hợp này thường nói về độ dày. Thường thì nệm cứng sẽ có độ dày từ 9 – 15 cm, nhỏ hơn so với nệm mềm.
  • Đối tượng sử dụng nệm cứng được chia thành 2 trường hợp. Người có vấn đề về xương khớp sẽ phù hợp với dòng nệm cứng vừa phải. Còn những chiếc nệm cứng hơn thường sẽ là cứu tinh của bệnh nhân có khung xương cần sự nâng đỡ vững chắc. Tuy nhiên, muốn sử dụng nệm có độ cứng cao cần phải được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Ưu điểm nệm cứng rất dễ thấy đó là giá thành hợp lý hơn nếu làm từ bông ép. Bên cạnh đó, nó cũng bền bỉ hơn nên tiết kiệm chi phí thay thế.
  • Tuy nhiên, nhược điểm còn tồn tại ở nệm cứng là có thể khiến bạn cảm thấy bí bách vào mùa hè do độ thoáng khí kém. Quan trọng hơn, nếu là bệnh nhân đang đau cột sống, thoát vị địa đệm,… thì một chiếc nệm cứng quá sẽ khiến tình trạng sức khỏe người nằm tệ hơn.
Nệm cứng
Nệm cứng thường được làm từ bông ép

2.2. Nệm mềm

Ngay từ tên gọi, bạn đã dễ dàng nhận ra rằng đặc điểm nệm mềm chắc chắn đối nghịch với nệm cứng. Cụ thể như sau:

  • Cấu tạo nệm mềm thường bao gồm những chất liệu điển hình như cao su thiên nhiên và foam. 
  • Độ dày nệm mềm rất đa dạng, có thể nằm trong khoảng 10 – 20 cm. Nếu nệm có độ dày càng lớn thì độ đàn hồi càng cao.
  • Nệm cao su thiên nhiên là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang gặp vấn đề về cột sống. Nệm foam truyền thống thích hợp cho người mong muốn có giấc ngủ êm ái. Ngoài ra, nệm làm từ foam tiên tiến có độ đàn hồi tương tự cao su thiên nhiên cũng có thể nâng đỡ và bảo vệ cột sống một cách hoàn hảo.
  • Ưu điểm lớn nhất giúp nệm mềm chinh phục khách hàng chính là êm ái vừa đủ và có lợi cho cột sống. Chưa hết, chất liệu cao su thiên nhiên có cấu trúc xốp nên rất thoáng khí. Trong khi foam lại được nâng cấp khi tích hợp vô số hạt gel làm mát.
  • Nhược điểm của nệm mềm là nếu không biết cách chọn lựa sản phẩm phù hợp với tình trạng bệnh lý sẽ gây phản tác dụng.
Nệm mềm
Nệm mềm thường làm từ cao su hoặc foam

3. Thang đo độ cứng nệm

Nếu bạn đang cần những con số cụ thể để biết được nệm nào cứng, nệm nào mềm, hãy tham khảo thang đo từ 1 đến 10 sau đây:

  • Cấp độ từ 1 đến 2: Siêu mềm, đặc biệt là lớp chất liệu tiếp xúc gần nhất với người nằm. Nệm cứng cấp 2 vẫn còn được ưa chuộng nhiều, trong khi nệm cứng cấp 1 nhận được rất ít sự quan tâm vì không có khả năng hỗ trợ.
  • Cấp độ từ 3 đến 4: Thích hợp với người dưới 59 kg, có thói quen ngủ nghiêng vì lúc này cơ thể không bị áp lực quá nhiều nên cũng không cần nệm có khả năng nâng đỡ vượt trội.
  • Cấp độ từ 4 đến 5: Độ cứng này được khách hàng ưa chuộng nhiều vì không quá cứng cũng không quá mềm. Sự vừa phải của nó tạo ra cảm giác dễ chịu cho cả người ngủ nghiêng và ngủ ngửa.
  • Cấp độ từ 6 đến 7: Vững chãi và phù hợp với nhiều mức cân nặng khác nhau.
  • Cấp độ từ 9 đến 10: Thích hợp với mục đích định hình khung xương của người nằm.

Khi đã biết được độ cứng tiêu chuẩn của nệm, bạn sẽ có thêm một tiêu chí nữa để cân nhắc trước khi chốt đơn. Ngoài ra, hãy quan tâm đến sở thích, bệnh lý, độ tuổi, cân nặng và thói quen ngủ của đối tượng sử dụng. Đây là cách để bạn tránh được tình trạng mua phải tấm nệm không phù hợp gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.

XEM THÊM: Cách chọn nệm tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết

độ cứng của nệm
Độ cứng của nệm có nhiều cấp độ

4. Mẹo kiểm tra độ cứng của nệm

Sau khi nghe tư vấn của nhân viên, nếu bạn vẫn muốn kiểm tra độ cứng mềm của nệm, thì có thể tham khảo một số mẹo sau:

  • Hãy thử dùng hết sức để đặt bàn tay lên bề mặt nệm sau đó quan sát. Nệm cứng sẽ không cho bàn tay của bạn có cơ hội lún sâu và ngược lại.
  • Nhiều người tin rằng việc đấm tay vào nệm rồi xem xét tay bật lại bao xa là cách để kiểm tra độ cứng cũng như độ đàn hồi của nệm. Tay bị bật ra càng xa thì độ cứng nệm càng cao.
  • So với hai phương pháp trên thì việc dùng toàn bộ cơ thể để kiểm tra độ cứng của nệm sẽ hiệu quả hơn. Hiện nay, một số cửa hàng như Vua Nệm còn có cả gói nằm thử dài hạn, bạn có thể tham khảo nhân viên để được tư vấn chi tiết hơn.
độ cứng của đệm
Bạn có thể kiểm tra độ cứng của nệm trước khi mua

5. Độ cứng của các dòng nệm phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có 4 dòng nệm phổ biến nhất mà chúng ta có thể kể tên là nệm bông ép, nệm cao su, nệm lò xo và nệm foam. Vậy độ cứng của chúng như thế nào?

5.1. Nệm bông ép

Trên thực tế, khi nhắc đến nệm cứng, mọi người thường mặc định nó làm từ bông ép. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì sự cứng cáp chính là cảm giác mà bạn có được khi nằm trên nệm bông ép. Do cấu tạo của phần lõi nệm làm từ bông polyester đã qua ép cách nhiệt áp suất lớn nên nó cực kỳ bằng phẳng và vững chãi.

5.2. Nệm lò xo

Nệm lò xo là loại nệm mà bạn cũng có thể cảm nhận được độ cứng. Thật ra nói cho chính xác hơn thì cấu tạo của nệm lò xo giúp nó mang lại cảm giác vững chãi. Còn độ cứng của nó vẫn có thể tùy chỉnh nhờ vào khả năng thay thế những chất liệu trong lõi khi sản xuất. Ví dụ nệm lò xo êm ái thì dùng lõi là foam, nệm lò xo nâng đỡ vượt trội thì ưu tiên cao su thiên nhiên. Còn nếu muốn vừa êm ái vừa đàn hồi thì có thể dùng High Resilience Foam.

độ cứng nệm lò xo
Nệm lò xo có độ cứng khá linh hoạt

5.3. Nệm cao su thiên nhiên

Nệm làm từ cao su thiên nhiên vẫn được biết đến là dòng sản phẩm sở hữu độ cứng vừa phải. Nó không quá cứng nhưng không khiến lưng bạn bị cong lại. Thay vào đó lại có tính đàn hồi cao và nâng đỡ hiệu quả.

5.4. Nệm foam

Có 2 kiểu nệm foam, đầu tiên là dòng siêu êm ái thường làm từ PU hay memory foam. Bên cạnh đó, dòng nệm foam tiên tiến hơn lại có thể tạo sự êm ái nhưng đồng thời phù hợp với người đang bị bệnh về cột sống.

XEM THÊM: Các độ dày nệm phổ biến nhất hiện nay

Vậy, quay lại câu hỏi được đặt ra ở đầu bài, độ cứng nệm bao nhiêu mới tốt cho sức khỏe? Câu trả lời sẽ là tùy thuộc vào thể trạng của chính đối tượng sử dụng. Mỗi người sẽ phù hợp với các cấp độ cứng mềm khác nhau. Do đó, song song với việc tự mình chọn nệm, hãy luôn kết hợp với ý kiến của bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Warning: Array to string conversion in /home/www/icomfy.vn/wp-content/themes/flatsome-child/functions.php on line 6

Warning: Array to string conversion in /home/www/icomfy.vn/wp-content/themes/flatsome-child/functions.php on line 56